Giải bài tính giá trị của biểu thức (tiếp theo 2)

  • 1 Đánh giá

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một dạng tính giá trị biểu thức mới, đó là dạng biểu thức chứa ngoặc. Vậy, với những biểu thức chứa ngoặc ta sẽ thực hiện nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học dưới đây.

A. Lý thuyết

Các biểu thức (30 + 5) : 5; 3 x (20 - 10)...là biểu thức có chứa dấu ngoặc ().

Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

  • (30 + 5) : 5 = 35 : 5

= 7

  • 3 x (20 - 10) = 3 x 10

= 30

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 82 sgk toán lớp 3

Tính giá trị của biểu thức:

a) 25 – (20 - 10)

80 – (30 + 25)

b) 125 + (13 + 7)

416 – (25 - 11)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 82 sgk toán lớp 3

Tính giá trị của biểu thức:

a. (65 + 15) x 2

48 : (6 : 3)

b. (74 - 14) : 2

81: (3 x 3)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 82 sgk toán lớp 3

Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?

=> Xem hướng dẫn giải


  • 8 lượt xem
Chủ đề liên quan